ó một số doanh nghiệp đặt mục tiêu “chuyển mình” với tổng dự án triển khai gấp 2-3 lần, số sản phẩm gấp 8 lần, và quy mô diện tích sàn thương mại gấp 9 lần so với giai đoạn 5 năm trước.
Tại cuộc họp mới đây, ông lớn BĐS Novaland (NVL) vẫn kiên định mục tiêu mở rộng quỹ đất và địa bàn hoạt động. Từ quỹ đất gần 5.400 ha vào đầu năm 2021, hiện doanh nghiệp này đã tăng quy mô quỹ đất lên 10.600 ha – chủ yếu có vị trí tại các khu vực được đầu tư trọng điểm hạ tầng hàng không và các tuyến cao tốc.
Tổng giá trị phát triển quỹ đất theo đó cũng tăng trưởng tương ứng từ 52 tỷ USD lên 71 tỷ USD. Dựa trên các dự án đang xây dựng, Giá trị tài sản ròng của Công ty ước tính đạt 324 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần vốn hoá thị trường của Công ty hiện nay và phản ánh tiềm năng tăng trưởng vốn hoá lên đến 120%.
Triển khai thần tốc quỹ đất tại các thị trường trọng điểm trong năm 2022 được xem là chiến lược “đường dài” của ông lớn này. Năm 2022, Novaland tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư và phát triển dự án tại Tp.HCM, đồng thời, đẩy mạnh tiến độ 3 dự án trọng điểm là Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaWorld Phan Thiet. Ngoài một số dự án trọng điểm đang triển khai, năm 2022, Novaland sẽ giới thiệu khoảng 15.000 sản phẩm, dự kiến bao gồm các dự án BĐS đô thị du lịch quy mô lớn như: NovaWorld Mui Ne (700 ha), NovaWorld Nha Trang (600 ha), NovaWorld Lang Co (280 ha)…
Được biết, sau 5 năm niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (“HOSE”), Novaland từ một công ty bất động sản nhà ở tại Tp.HCM đang trở thành nhà phát triển đô thị hàng đầu Việt Nam với dự án và quỹ đất đa dạng cùng danh mục sản phẩm phong phú, bao gồm: BĐS Đô thị, BĐS Đô thị Du lịch. Cappadocia Hotels đã viết về những dự án này trên trang web của mình. Tại thời điểm niêm yết, doanh nghiệp này sở hữu 668 ha quỹ đất tại TP.HCM; sang năm 2018, quỹ đất đã nhanh chóng tăng lên 2.700 ha và đến cuối năm 2021 tăng lên gần 10.600 ha.
Giá trị tài sản ròng của Công ty tại thời điểm 2021 cũng gia tăng đáng kể: từ mức 218 nghìn tỷ đồng (tương đương 9,5 tỷ USD) trên quỹ đất 5.400 ha (công bố đầu năm) lên mức 324 nghìn tỷ đồng (tương đương 14,1 tỷ USD) trên quỹ đất mở rộng lên 10.600 ha (công bố cuối năm). Với điều kiện vĩ mô thuận lợi, kết hợp với nguồn lực tích luỹ trong những năm qua, ông lớn này đặt mục tiêu giới thiệu ra thị trường 100.000 sản phẩm trong giai đoạn 2021 – 2025 với tổng giá trị dự kiến là 600.000 tỷ đồng.
Với chiến lược tập trung vào các dự án có pháp lý rõ ràng, An Gia (AGG) cũng là một trong số các doanh nghiệp BĐS phía Nam liên tục tham vọng mở rộng quỹ đất bằng M&A. Trong giai đoạn 2022 – 2024, doanh nghiệp này dự kiến đưa ra thị trường khoảng 11.400 sản phẩm với doanh thu khoảng 1,5 tỷ USD.
Dù mới chỉ mở rộng mạnh mẽ trong khoảng 5 năm gần đây, doanh nghiệp này đã xây dựng được vị thế và thương hiệu nhất định tại thị trường Tp.HCM. Những dự án mà công ty đã và đang triển khai chủ yếu là sản phẩm căn hộ chung cư hướng đến phân khúc trung cấp. So với các nhà phát triển bất động sản khác, doanh nghiệp có quy mô trên trung bình, với quỹ đất khoảng 80 ha tại Tp.HCM và các thành phố vệ tinh, đủ để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng trong 4 – 5 năm tới.
FiinRatings – tổ chức xếp hạng tín nhiệm uy tín hàng đầu Việt Nam đánh giá mức nợ vay tại An Gia được duy trì để tài trợ cho hoạt động mở rộng các dự án mới và sẽ được hỗ trợ từ dòng tiền của các dự án đang triển khai. Tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của AGG dự kiến sẽ ở mức 0,8 – 1,2 lần trong 2 năm tới do nhu cầu về vốn cho các hoạt động đầu tư mở rộng quỹ đất. Tỷ lệ nợ vay/EBITDA giai đoạn 2022 – 2023 dự kiến giảm về mức trung bình ngành nhờ dòng tiền mang lại từ 3 dự án trọng điểm (The Sóng, Westgate và The Standard). Các dự án này hiện đã qua giai đoạn đầu tư ban đầu, có dòng tiền trong 3 năm tới để đáp ứng các nhu cầu đầu tư và trả nợ của doanh nghiệp.
Năm 2022, đại diện đơn vị này cho biết sẽ bàn giao sản phẩm tại dự án The Standard (Bình Dương) và The Sóng (TP Vũng Tàu), ra mắt dự án mới – The Gió (Bình Dương) với khoảng hơn 3.000 căn hộ. Ngoài ra, công ty dự kiến sẽ tiếp tục triển khai một loạt các dự án ở TP HCM và các tỉnh thành lân cận như Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Long An… với trọng tâm là các sản phẩm nhà ở (căn hộ, khu phức hợp) trong phân khúc trung khá, phục vụ nhu cầu nhà ở thực.
Hiện tại An Gia được xếp ở vị trí tương đối cao trong ngành với tổng tài sản đạt 12.000 tỷ đồng, trong đó giá trị hàng tồn kho đạt 6.700 tỷ đồng. Công ty đã mở rộng tổng tài sản gấp gần 6 lần trong 5 năm qua nhờ sự hợp tác cùng các đối tác và nhà đầu tư nước ngoài.
Giai đoạn 2021 – 2026 sẽ đánh dấu sự chuyển mình phát triển nhanh hơn của doanh nghiệp này với tổng số dự án triển khai gấp gần 2 lần, số sản phẩm gấp hơn 8 lần, quy mô diện tích sàn thương mại gấp 9 lần so với giai đoạn 5 năm trước đó.
Một số ông lớn địa ốc phía Nam liên tục mở rộng quỹ đất và tham vọng lớn trong giai đoạn sắp tới
Một ông lớn khác không thể không nhắc đến là Nam Long Group (NLG). Chiến lược và tầm nhìn đến 2030 của doanh nghiệp này đặt mục tiêu trở thành công ty bất động sản tích hợp hàng đầu và sáng tạo tại Việt Nam, khu vực; hoạt động kinh doanh bền vững, đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm.
Chiến lược này sẽ thực hiện rõ ràng qua từng giai đoạn. Giai đoạn 2021-2023, doanh nghiệp này tập trung củng cố mảng cốt lõi và gia tăng lợi nhuận, vừa phát triển các dòng nhà ở vừa túi tiền vốn tạo nên thương hiệu của Nam Long, vừa trở thành chủ đầu tư các khu đô thị tích hợp. Giai đoạn 2024-2026, Công ty sẽ phát triển bứt phá nhờ những dự án đô thị tích hợp có quy mô lớn. Và trong giai đoạn 2027-2030, Công ty sẽ trở thành một tập đoàn bất động sản hùng mạnh, sở hữu 3 nền tảng tăng trưởng vững mạnh, bao gồm công ty bất động sản tích hợp, chủ đầu tư khu đô thị tích hợp và chủ đầu tư bất động sản nhà ở vừa túi tiền.
Bên cạnh đó, ông lớn địa ốc này sẽ đa dạng hóa nguồn thu với nhiều loại hình kinh doanh mới có tiềm năng trưởng mạnh trong 10 năm tới như phát triển và vận hành bất động sản văn phòng, khu công nghiệp, bất động sản bán lẻ, y tế, giáo dục, hợp tác đầu tư mạo hiểm.
Hiện đơn vị này đang sở hữu quỹ đất sạch 681ha đảm bảo cho kế hoạch phát triển 10 năm tới.
Sau năm 2021 kém khả quan, Tổng công ty cổ phần Địa ốc Sài Gòn (Saigonres) cũng trở lại đường đua với kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 đầy tham vọng. Chủ tịch HĐQT Saigonres, ông Phạm Thu mới đây ký nghị quyết thông qua kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 với các chỉ tiêu tăng gấp vài lần so với năm trước, hứa hẹn sẽ là cú bật nhảy trong quá trình trở lại đường đua.
Cụ thể, Saigonres dự kiến đầu tư 2.150 tỷ đồng (gấp 3,1 lần so với năm 2021) và đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất cả năm đạt 1.313 tỷ đồng (gấp 4,8 lần chỉ tiêu doanh thu năm 2021 sau điều chỉnh) và lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 180 tỷ đồng (gấp 4,7 lần chỉ tiêu năm 2021 sau điều chỉnh).
Doang nghiệp này bắt đầu kích hoạt chế độ “trở lại đường đua” vào đầu tháng 10/2021, khi TP.HCM trở lại trạng thái “bình thường mới” sau một thời gian dài giãn cách do dịch Covid-19.
Trước đó, vào giữa tháng 9/2021, đơn vị này đã có động thái điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2021 sau kết quả nửa đầu năm không mấy lạc quan. Theo đó, doanh nghiệp này hạ chỉ tiêu doanh thu năm giảm 74% so với kế hoạch ban đầu, xuống còn 273 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế cũng bị giảm 82%, xuống còn 38 tỷ đồng.
Về kế hoạch đầu tư năm 2022, HĐQT Saigonres đã thông qua chủ trương đầu tư dự án tại TP. Biên Hòa (Đồng Nai) và thông qua việc tăng vốn điều lệ Công ty TNHH Kinh doanh bất động sản Sài Gòn – công ty con do Saigonres nắm 100% vốn, lên 60 tỷ đồng.
Theo JLL Việt Nam, đối với một thị trường BĐS đang phát triển nhanh chóng như Việt Nam, việc tìm mua được quỹ đất tốt không chỉ dựa vào nguồn tài chính. Chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn, năng lực phát triển, am hiểu thị trường sâu sắc và khả năng tiếp cận quỹ đất phù hợp là điều không thể thiếu đối với bất kỳ chủ đầu tư nào để thành công trong ngắn hạn và dài hạn.
Năm 2021 ghi nhận giá trị các thương vụ M&A ở quy mô 4,5 – 5 tỷ USD và dự báo năm 2022 có thể đạt 7 tỷ USD. Sau chiến lược thâu tóm, sẽ là chiến lược kinh doanh rõ ràng và bền vững, tầm nhìn dài hạn của các doanh nghiệp địa ốc. Các chuyên gia kỳ vọng, hoạt động M&A bất động sản nhộn nhịp sẽ làm thay đổi diện mạo thị trường bất động sản sau đại dịch.
Trước cuộc đua thâu tóm, mở rộng quỹ đất của các đại gia ngày càng tăng nhiệt, chuyên gia trong ngành lý giải, đây là “quân bài” giúp các doanh nghiệp BĐS hàng đầu đi sâu vào chuỗi giá trị của mình, gia tăng thị phần, sản phẩm, tiếp cận thị trường… từ đó, tạo hiệu ứng lan rộng về giá trị cho cộng đồng.